Ngoài các dịp lễ quan trọng như chuyển văn phòng mới, tất niên, hay đầu nằm thì tại các công ty hay doanh nghiệp người ta vẫn cúng hàng ngày, để cầu mong công việc may mắn và thuận lợi. Nghi thức cúng hàng ngày tại văn phòng chủ yếu là thờ cúng thần tài. Cụ thể như thế nào các bạn cùng Kiến Vàng theo dõi bài viết dưới đây.
Nghi thức cúng hằng ngày tại văn phòng – cúng Thần Tài
Thần Tài tên gọi trong dân gian là Triệu Công Nguyên Soái hay Tài Bạch Tinh Quân. Đây là vị thần được mọi người quan niệm là mang đến nhiều tài lộc, may mắn cho gia chủ, đặc biệt đối với những kinh doanh buôn bán. Trong nhà hay công ty của những người này đều có bàn thờ thần tài, để thờ cúng mỗi ngày. Tín ngưỡng này được áp dụng tại Việt Nam và một số nước phương Đông.
Về vị trí đặt bàn thờ Thần Tài, thường các gia đình sẽ có bàn thờ tổ tiên, nhưng bàn thờ thờ Thần Tài thì không đặt cao như thế. Ở công ty hay ở nhà bàn thờ Thần Tài được đặt ở góc nhà. Ông địa và thần tài thường được thờ chung.
Lễ vật thờ cúng trên bàn thờ ông địa cũng vô cùng đơn giản. Bạn có thể tùy tâm, nhưng vật cúng phải sạch sẽ, tươi không được bầm dập và tâm phải thành kính thì thần linh mới chứng giám. Cùng với đó là một sập sơn son thếp vàng trên đó có đề là “ Tụ Bảo Đường”, phía bên trong là bài vị được viết trên giấy đỏ. Cùng với hai câu đối được trình bày hai bên bài vị, nội dung thể có thể thay đổi. Trên đỉnh bàn thờ lắp hai ngọn đèn thắp sáng liên tục.
Tiếp đó, hai bên phía bên trái từ ngoài nhìn vào là ông Thần Tài, còn bên phải là ông địa. Ngoài lễ cúng hàng ngày thì người Việt nam còn thường cúng Thần tài vào các ngày mùng 10 tháng giêng, chính là ngày vía Thần Tài, được coi là một ngày lễ quan trọng.
Bởi người ta quan niệm ngày vía Thần Tài mà làm lễ cúng kết hợp với mua vàng thì cả năm được tài lộc, buôn bán kinh doanh thuận lợi.
Lễ cúng Thần Tài gồm những gì?
Với vật lễ cúng Thần Tài hằng ngày và hằng tháng bạn chỉ cần chuẩn bị những vật lễ đơn giản như hoa tươi, hoa quả. Đảm bảo hoa quả tươi, không bị dập nát cùng với lòng thành kính. Thêm vào đó nhà lãnh đạo hoăc người đại diện công ty đọc bài khấn, chi tiết sẽ được chia sẻ ở phần dưới.
Đối với nước bạn thay nước mới hàng ngày, còn với hoa và quả từ 3 đến 4 ngày hoặc một tuần cũng không sao. Ngoài trái cây, ngày bình thường có thể thay bằng bánh kẹo, đồ ăn đồ uống bất kỳ, phụ thuộc vào lòng thành của mỗi người. Bạn thực hiện lễ nghi đều đặn vào mỗi buổi sáng hằng ngày khi mở cửa văn phòng, công ty.
Nhưng với ngày mùng 10 tháng Giêng thì vật lễ phải đầy đủ, cụ thể như sau: Nến, hương (nhang), nước + rượu (3 cốc), gạo tẻ, tiền vàng mã, muối hạt, thuốc lá, bộ tam sên ( thịt heo phải có đủ da mỡ và nạc, 3 quả trứng và 3 con tôm), hoa tươi ( Cúc, phát tài, đồng tiền..), tiền lẻ, bánh kẹo, trầu cau, xôi đậu xanh.
Bày trí bàn thờ Thần Tài
Vị trí giữa Thần Tài và Ông Địa cần có một hũ gạo, nước đầy (không cần quá đầy) và một hũ muối, những vật lễ này cuối năm mới thay một lần, không cần thay thường xuyên.
Bát nhang, được xem là vật quan trọng nhất trên bàn thờ Thần Tài. Bát nhang phải hợp với mệnh và tuổi của nhà lãnh đạo, đồng thời không được xê dịch bát nhang, nếu làm như vậy công việc làm ăn thường xuyên gặp trục trặc không được suôn sẻ. Chính vì vậy, mà người ta dùng keo dán đáy của bán nhang chặt với bề mặt bàn thờ, để tránh lúc lau chùi bàn thờ không làm bát hướng xê dịch.
Theo nguyên lý Đông Bình – Tây Quả, bạn nên đặt bình hoa ở bên tay phải, tức là bên phía Thần Tài, các loại hoa anh có thể cúng Thần Tài đó là hoa cúc, hoa đồng tiền. Với trái cây bạn đặt bên trái, tức là bên ông Địa, bạn nên chọn đủ 5 loại quả, tương xứng với “Ngũ quả”, không cần phải bày biện cầu kỳ nhưng phải gọn gàng.
Ngoài ra, trên bàn thờ Thần Tài, nhiều nhà lãnh đạo, chủ doanh nghiệp còn đăt thêm Cóc ngậm tiền, chính là biểu tượng của sự giàu có và tiền bạc để bày lên bàn thờ. Ông Cóc được đặt ở vị trí bên phải bàn thờ, ở phía trước Thần Tài, sáng thì quay ra ngoài, tối quay vào trong. Thêm vào đó, người ta chọn một cái tô sứ đẹp, đổ đầy nước và trải hoa lên đó.
Bài văn cúng Thần Tài hằng ngày
Lạy Thành Hoàng bản cảnh, ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh khuất mặt khuất mày, các vị Tiền chủ Hậu chủ.
Con tên là… niên canh… , …. tuổi.
Ở tại ngôi gia, số… đường… quận… tỉnh (thành)… Việt Nam quốc.
Khấu xin Thành Hoàng bản địa, ông Địa – Thần Tài chứng minh cho lòng thành tâm khấn vái, xin chư vị cho con được… (lời khấn để xin điều gì đó).
Mọi việc vuông tròn, con xin được hậu tạ… (hứa hẹn tạ lễ).
Con xin Thành Hoàng bản địa, ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh, chư vị Tiền chủ Hậu chủ chứng giám cho lòng thành khấn vái. Kính bái.
Khấn xong, vái hay lạy ba cái.
Qua bài viết trên mong rằng chúng tôi đã giúp bạn có thêm kiến thức về nghi thức cúng hằng ngày tại văn phòng, công ty của bạn. Cúng Thần Tài thành tâm, chỉn chu chúng tôi tin rằng thân linh sẽ phù hộ cho công ty của bạn làm thuận lợi, nhiều tài lộc.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn nghi thức cúng rằm, mùng 1 tại văn phòng